Muốn tiến hành thi công bất kì công trình phụ nào đều cần chú ý đến kích thước tiêu chuẩn. Mỗi công trình phụ tính chất khác nhau có một tiêu chuẩn riêng phù hợp. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng, trường mầm non và cho người khuyết tật có gì đặc biệt? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Danh mục bài viết
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non
Nhằm đem lại sự tiện lợi và thoải mái khi sử dụng, Bộ giáo dục đưa ra các tiêu chuẩn về kích thước chi tiết nhà vệ sinh đối với các trường mầm non (Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907 : 2011 Trường mầm non – yêu cầu thiết kế) như sau:
+ Xây dựng theo mô hình khép kín với phòng sinh hoạt, phòng ngủ hoặc liền các nhóm lớp giúp các bé dễ sử dụng và giáo viên quan sát dễ dàng.
+ Diện tích: 0.4 – 0.6m2/trẻ; không nhỏ hơn 12m2 phòng;
+ Giữa khu đi tiểu với bồn cầu: có vách ngăn cao 1.2m.
+ Ô đặt bệ xí: 0.8m x 0.7m.
+ Thiết kế 2-3 tiểu treo cho bé nam và 2-3 bệt xí cho bé nữ;
+ Bố trí chậu rửa riêng: 8 -10 trẻ/chậu rửa.
+ Các thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh cần phù hợp với các bé.
+ Trẻ dưới 24 tháng tuổi: trung bình 4 trẻ/1 ghế ngồi bô.
+ Bố trí riêng nhà vệ sinh cho bé trai và bé gái.
Xem thêm:
- Kích thước tối thiểu nhà vệ sinh là bao nhiêu?
- Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng chất liệu gì?
- Mẫu tay nắm cửa nhà vệ sinh đẹp cho không gian hiện đại
Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, màu sắc sơn tường nhà vệ sinh cho trẻ mẫu giáo cần sử dụng màu sắc tươi sáng, trang trí thêm các hình vẽ và hình dán ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ. Tham khảo một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh cho trường mầm non dưới đây nhé:
Tiêu chuẩn kích thước vệ sinh công cộng hiện nay
Nhà vệ sinh công cộng ngày nay ngày càng xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Thiết kế nhà vệ sinh công cộng yêu cầu những tiêu chuẩn như thế nào?
Các tiêu chí khi thiết kế nhà vệ sinh công cộng
+ Kích thước phòng vệ sinh công cộng từ 2 – 3m2.
+ Các thiết bị cần có: bồn cầu, hộp đựng giấy vệ sinh, thùng đựng giấy rác,… và một số thiết bị khác nếu có.
+ Buồng vệ sinh diện tích tối thiểu là 2.5m2;
+ Chiều cao trần nhà vệ sinh: 220cm.
+ Sàn và bồn rửa có khoảng cách 82 – 85cm.
+ Thiết kế chốt cài cửa phía bên trong cửa nhà vệ sinh.
+ Tường được ốp gạch, sàn lát chống trơn.
+ Hệ thống nước và xử lý nước thải đúng theo tiêu chuẩn; hệ thống thông gió bố trí hợp lý.
+ Bố trí ít nhất 1 đèn chiếu sáng trong khu nhà vệ sinh.
+ Khu vực bồn rửa cần có vòi rửa tay, gương soi nửa người, xà phòng, khăn (giấy) lau tay.
+ Nhà vệ sinh nam cần bố trí thêm bồn tiểu treo.
Một số mẫu thiết kế kích thước nhà vệ sinh hợp lý
Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Người khuyết tật là đối tượng được ưu tiên với những tiêu chuẩn riêng biệt cho nhà vệ sinh. Theo quyết định số 04/2012/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết các thông tin yêu cầu, thông số kỹ thuật đối với nhà vệ sinh cho người khuyết tật, cụ thể như sau:
+ Nếu nhà vệ sinh có lối vào thẳng cho người khuyết tật thì diện tích phòng vệ sinh tối thiểu là 1900mm x 1000mm. Ngược lại, trong trường hợp có lối vào song song, kích thước phòng tối thiêu 1500mm x 1450mm.
+ Khoảng cách từ bệ xí tới mặt sàn là khoảng 400 – 450mm.
+ Vị trí đặt hộp giấy: cách mép trước bệ xí khoảng từ 180 – 230mm; mặt sàn là 400 – 1200mm; cách dưới tay vịn ít nhất 40mm và cách trên tay vịn không nhỏ hơn 300mm.
+ Bố trí tay vịn dọc đường vào nhà vệ sinh, quá điểm đầu – điểm cuối đường dốc khoảng 300mm. Màu sắc tay vịn với màu tường phải tương phản nhau. Tay vịn quanh bệ xí được thiết kế dạng nằm ngang để người sử dụng dễ dàng bám, đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.
Để dễ hình dung hơn, tham khảo bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh cho người khuyết tật dưới đây nhé:
Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật thực tế hiện nay:
Mỗi nhà vệ sinh với tính chất, đặc điểm khác nhau đều có những tiêu chuẩn thiết kế nhất định để đáp ứng phù hợp nhất khi xây dựng. Khi thiết kế và thi công bạn hãy chú ý để đem lại sự tiện lợi, thoải mái nhất khi sử dụng nhé.